Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013

ếch đồng xào gừng


Ếch đồng làm món nào cũng ngon: nấu chao, xào sả ớt, um rau ngổ nước dừa... Riêng món ếch xào gừng là tôi mê nhất. Khi tôi từ quê lên thành phố trọ học, cứ cuối tuần trong mùa mưa, mẹ lại lên thăm kèm theo một giỏ ếch đồng và gừng tươi. Tôi và nhỏ bạn cùng phòng lăng xăng làm món ếch xào gừng.
Ếch được làm sạch (có thể bỏ da hoặc lấy da), cắt ra từng miếng nhỏ. Gừng tươi không quá non hoặc quá già. Nếu xào ếch với gừng non thì món ăn không đậm đà, gừng chưa đủ độ cay; còn dùng gừng quá già sẽ nhiều xơ, cay gắt. Tỏi được giã nhuyễn.


Sau khi bắc chảo dầu lên bếp, đợi chảo nóng, cho một nửa tỏi nhuyễn vào, đảo đều. Ếch được cho vào chảo lúc tỏi phi có mùi thơm đậm; nêm ít nước mắm, bột ngọt. Đợi thịt ếch săn thì trút ra đĩa. Chảo được rửa sạch trước khi xào gừng. Nếu không rửa sạch chảo, gia vị lúc đảo ếch còn bám lại khiến chảo dễ bị khét, làm màu sắc và mùi vị của món ăn không ngon nữa.

Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào và phi tỏi. Tỏi vàng tiếp tục cho gừng vào, đảo đều và nêm một ít nước mắm. Đảo gừng tiếp tục rồi cho ếch vào. Xào ếch và gừng trộn lẫn vào nhau rồi cho chút nước vừa xâm xấp thịt. Nêm nếm vừa ăn lúc nước sôi. Vặn lửa vừa phải, tay đảo liên tục đến khi chảo ếch đặc sệt nước là có ngay món ngon hấp dẫn chiêu đãi cả nhà.

Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

canh sườn nấu nấm


Thỉnh thoảng hãy chế biến món canh sườn nấu nấm ngon và bổ dưỡng này cho cả nhà thưởng thức nhé!
Canh sườn nấu nấm rất dễ chế biến.
Nguyên liệu:
- Sườn non: 300 g
- Khoai sọ lệ phố: ¼ củ
- Nấm kim châm: 1 gói
- Hạt kỳ tử: 20 hạt
- Gia vị: hành, gừng, hạt nêm, mì chính
Ngọt mát canh sườn nấu nấm - 1
Cách làm:
Bước 1: Sườn rửa sạch, luộc sơ rồi lại rửa lại lần nữa. Cho vào nồi đun sôi sau đó hạ nhỏ lửa, ninh nhừ. Thêm gia vị vừa miệng.
Ngọt mát canh sườn nấu nấm - 2
Bước 2: Khoai sọ lệ phố gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng vừa ăn. Hành, gừng rửa sạch và băm nhỏ.
Ngọt mát canh sườn nấu nấm - 3
Bước 3: Nấm kim châm cắt bỏ rễ, rửa sạch, để ráo.
Ngọt mát canh sườn nấu nấm - 4
Bước 4: Khi sườn đã chín mềm cho khoai sọ cùng hạt kỳ tử và chút gừng vào.
Ngọt mát canh sườn nấu nấm - 5
Bước 5: Đun đến khi khoai chín cho nấm kim châm vào. Đun thêm 3 phút nữa.
Ngọt mát canh sườn nấu nấm - 6
Bước 6: Cuối cùng là cho hành hoa thái nhỏ. Thêm chút mì chính rồi tắt bếp, cho canh ra bát.
Ngọt mát canh sườn nấu nấm - 7
Canh sườn nấu nấm không những là món canh ngon mà còn là món canh bổ dưỡng nữa nhé.
Ngọt mát canh sườn nấu nấm - 8
Chúc bạn ngon miệng nhé!

Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013

Tôm nướng tẩm chanh, mật ong


Món tôm nướng tẩm chanh, mật ong chắc chắn sẽ khiến bữa cơm gia đình thêm hấp dẫn.
Nguyên liệu:
- Tôm chần qua, bóc vỏ.
- 1 quả chanh
- Muối, hạt tiêu, bột tỏi, bột ớt dừa đủ
- Rau mùi tây, một ít
- Dầu ô liu
- Mật ong
Cách làm
Cho dầu ô liu vào một bát riêng. Thêm một muỗng cà phê mật ong vào bát dầu.
Vắt ¼ quả chanh vào. Mài một ít vỏ chanh, cho vào bát hỗn hợp dầu.
Tôm nướng tẩm chanh, mật ong - 1
Thêm bột tỏi, muối và hạt tiêu, bột ớt rồi khuấy đều tất cả.
Tôm nướng tẩm chanh, mật ong - 2
Cho tôm và nước xốt vào trong túi ziplog, đóng mép túi lại vào lắc đều. Cho túi vào tủ lạnh trong 30 phút để gia vị ngấm đều.
Sau đó, cho tôm ra và xiên tôm vào que tre, đặt lên lá nhôm. Dùng cọ phết phần xốt còn lại lên mặt tôm.
Tôm nướng tẩm chanh, mật ong - 3
Cho khay tôm vào lò nướng. Khi mặt dưới của tôm chín vàng, lật xiên tôm, quét một lớp nước xốt lên tôm và nướng tiếp.
Tôm nướng tẩm chanh, mật ong - 4
Khi tôm chín bạn chỉ việc thưởng thức với cơm nóng thôi và rắc thêm một chút là mùi tây lên thôi.
Tôm nướng tẩm chanh, mật ong - 5
Chúc các bạn thành công và ngon miệng

Bánh cuộn mứt dâu thơm mềm


Thưởng thức bánh cuộn mứt dâu và buổi sáng với một ly sữa thật là tuyệt!

Hương vị thơm ngon của bánh cuộn mứt dâu chắc chắn ai cũng sẽ thích.
Nguyên liệu:
- Trứng gà công nghiệp: 3 quả
-  Bột mì: 50 gr
- Bột bắp (ngô): 10 gr
- Bột nổi (baking powder): 1/2 thìa sữa chua
- Nước cốt chanh: 1/2 thìa cà phê
- Đường: 50 gr
- Sữa tươi: 25 gr
- Dầu ăn: 25 gr
- Vani: ½ thìa cà phê
- Muối: ½ thìa sữa chua
Bánh cuộn mứt dâu thơm mềm - 1

Thực hiện:
Bước 1: Tách riêng lòng trắng và lòng đỏ trứng gà vào 2 bát khác nhau.
Bánh cuộn mứt dâu thơm mềm - 2
Bước 2: Cho ½ lượng đường vào bát lòng đỏ trứng gà, dùng phới đánh đều để đường tan. Rây bột mì, bột nổi, bột bắp vào bát trứng, quấy đều rồi cho tiếp sữa, dầu ăn, vani vào quấy thật đều cho hỗn hợp hơi sền sệt và có màu vàng nhạt.
Bánh cuộn mứt dâu thơm mềm - 3
Bước 3: Cho muối vào lòng trắng trứng rồi dùng máy đánh trứng đánh cho trứng nổi bọt (bọt to). Cho tiếp nước cốt chanh vào đánh tiếp cho đến khi bọt trứng còn nhỏ li ti thì cho từ từ từng chút đường một vào. Đánh cho đến khi trứng trở lên bông cứng là được.
Bánh cuộn mứt dâu thơm mềm - 4
Bước 4: Cho 1/2 chỗ lòng trắng trứng vào bát hỗn hợp ở bước 2, dùng cây trộn bột trộn đều. Cho tiếp 1/2 chỗ lòng trắng trứng còn lại vào, trộn thật đều lần nữa. Trộn thật nhẹ tay và trộn cho 2 hỗn hợp lòng trắng và đỏ hòa quyện vào nhau thật đều.
Bánh cuộn mứt dâu thơm mềm - 5
Bước 5: Lót dưới đáy khuôn chữ nhật (hoặc khuôn làm bánh cuộn) một lớp giấy nến (hoặc giấy thấm dầu, giấy trắng) rồi đổ hỗn hợp ở bước 4 vào, dùng cây trộn bột dàn cho thật đều. Cho khuôn hỗn hợp vào lò nướng ở nhiệt độ 170 độ C trong vòng 10 phút (bật lò trước khoảng 10 phút).
Bánh cuộn mứt dâu thơm mềm - 6
Bước 6: Lấy khuôn bánh ra khỏi lò, úp ngược khuôn xuống một mặt phẳng có trải 1 cái mành tre (hoặc khăn sạch, hoặc 1 tờ giấy nến), rồi dùng tay cuộn tròn bánh lại. Vừa cuộn vừa đẩy bánh cuộn về phía trước, vừa cầm mép của mành tre kéo ngược về đằng sau.
Bước 7: Dùng thìa xúc mứt dâu phết đều lên 1 mặt của bánh rồi lại từ từ cuộn tròn bánh lại.
Bánh cuộn mứt dâu thơm mềm - 7
Vậy là đã xong, giờ chỉ cần dùng dao cắt bánh cuộn mứt dâu thành từng miếng nhỏ và thưởng thức bánh cùng 1 cốc sữa tươi.
Bánh cuộn mứt dâu thơm mềm - 8
Bánh cuộn mứt dâu thơm mềm - 9
Bánh cuộn mứt dâu thơm mềm - 10
Chúc bạn thành công 

Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2013

Đậu phụ trứng chiên xù


Đây là một món ăn ngon thơm ngon, bổ dưỡng mà lại rất dễ làm, và ứng dụng được trong rất nhiều món ăn.
Nguyên liệu:


Ngon tuyệt cú với đậu phụ trứng chiên xù

- Đậu phụ trứng
- Lòng trắng trứng gà
- Bột chiên xù


Ngon tuyệt cú với đậu phụ trứng chiên xù
Đầu tiên đập trứng ra bát, tách riêng lòng trắng và lòng đỏ, tiếp đó dùng dao cắt đậu thành những miếng cỡ bao diêm, nhẹ tay cầm từng miếng đậu rồi nhúng ngập vào trong phần lòng trắng trứng.

Ngon tuyệt cú với đậu phụ trứng chiên xù
Nhấc trứng ra cho ráo bớt lòng trắng trứng rồi lăn ngay miếng đậu qua một lớp bột chiên xù, cầm miếng đậu lắc nhẹ cho rơi bớt bột thừa.

Ngon tuyệt cú với đậu phụ trứng chiên xù
Làm nóng dầu rồi thả miếng đậu vào rán với mức lửa vừa, đợi mặt này miếng đậu vàng mới chuyển sang rán mặt kia.

Ngon tuyệt cú với đậu phụ trứng chiên xù
Đến khi lớp bột ngoài chín ròn, chuyển màu vàng ươm thì gắp đậu ra, xếp ra đĩa có lót lớp giấy thấm dầu.

Ngon tuyệt cú với đậu phụ trứng chiên xù
Yêu cầu cảm quan của món ăn là: Lớp vỏ bao quanh miếng đậu có độ vàng ròn, nhưng phần đậu bên trong vẫn phải mềm mịn, vị béo ngậy, có mùi thơm đặc trưng.

Thứ Tư, 22 tháng 5, 2013

Ngao nấu riêu


Ngao là món ăn đặc trưng của Bắc Bộ, món ngao nấu riêu cũng là món ăn quen thuộc trong mùa hè, vị chua thanh của món ăn làm bạn cảm thấy ngon cơm hơn.

Nguyên liệu:
  • 500g ngao sống, ngâm nước và ớt để nhả sạch cát.
  • 2 quả cà chua chín đỏ, cắt miếng vừa ăn.
  • 1 củ hành tím, bằm nhuyễn.
  • 1 chén rau răm, cắt nhỏ.
  • 3 nhánh hành lá, cắt khúc vừa ăn.
  • 4 chén nước.
  • 1 gói gia vị hoàn chỉnh - Canh riêu cá cho món canh ngon đúng điệu.
  • ¼ muỗng cà phê tiêu xay.
  • 1 muỗng canh dầu ăn.

Thực hiện:
  • Ngao rửa sạch, sau đó cho vào nồi nước luộc đến khi ngao mở hết miệng là được.
  • Tách riêng thịt ngao ra khỏi vỏ ngao, nước luộc ngao cho vào nồi nấu.
  • Bắc chảo lên bếp, xào hành tím với dầu ăn cho thơm, cho cà chua vào xào mềm, sau đó cho ngao vào xào.
  • Cho tiếp nước và nước luộc ngao vào nồi, đun sôi. Đổ ngao đã xào vào nồi nước luộc ngao, nêm thêm gia vị hoàn chỉnh, mì chính cho vừa miệng.
  • Khi nồi ngao sôi trở lại cho hành, rau dăm, thì là vào và bắc xuống múc ra bát, dùng nóng.
Mẹo vặt
  • Ngâm ngao trong nước vo gạo hoặc nước ớt cho nhả hết cát khoảng từ 1 đến 3 tiếng trước khi chế biến.
  • Luộc ngao với rất ít nước. Khi ngao bắt đầu hé miệng, tắt bếp ngay vì để lâu thịt ngao sẽ bị teo, mất ngon.

Thứ Ba, 21 tháng 5, 2013

Cách làm món chè trứng cút trà xanh


Với vị đậm đà của trà xanh, cùng vị bùi bùi của trứng cút sẽ khiến bạn thưởng thức một lần lại muốn thưởng thức nhiều lần nữa. Amthuc365.vn xin giới thiệu với bạn công thức đơn giản chế biến món chè này.

Nguyên Liệu: 
  • 12 quả trứng cút
  • 1 muỗng canh trà xanh
  • 375ml nước lạnh 
  • 60ml đường cát trắng (4 muỗng canh) hoặc vài viên đường phèn
  • 1 củ gừng nhỏ

Cách Làm:
 
  • Trứng cút luộc chín, lột bỏ vỏ.
  • Gừng nướng vàng, rửa sạch, xắt 3-4 lát mỏng.
  • Cho trà vào nồi nước sôi, nấu vài phút cho trà ra nước trước khi lược bỏ xác. Cho đường, trứng cút và gừng vào nồi trà, nấu đến khi nước chè hơi đặc sệt. Nêm lại cho vừa khẩu vị trước khi tắt lửa.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng!

Thứ Hai, 20 tháng 5, 2013

Canh nghêu rau muống ngày hè


Cái ngọt thanh của nước canh, giòn giòn rau muống cùng hương thơm gừng thoang thoảng đem lại một món ngon. Hè là mùa nghêu rộ nhất, những con nghêu tươi ngon vừa mới được cào từ bãi bồi luôn hấp dẫn làm nên những món ăn ngon như hấp, nướng, nấu cháo...
Trong những ngày hè, bữa cơm gia đình có thêm bát canh nghêu rau muống thì không còn gì bằng.

Để nấu món ngon này, không nên lựa những con nghêu quá to. Phù hợp nhất là nghêu "tơ", thịt mềm, thơm, ngọt nước, giá lại thấp hơn rất nhiều so với những con nghêu to. Nghêu mới cào, ngâm cho nhả hết cát trước khi nấu canh, rửa sạch, canh lượng nước vừa ăn rồi cho lên bếp luộc. Nước sôi, nghêu há miệng dùng đũa quậy đều cho phần thịt rời ra khỏi vỏ. Vớt bỏ vỏ, phần thịt vớt riêng ra chén, ướp với chút xíu hạt nêm cho thấm.


Không dùng cả cọng lẫn lá như các món thông thường, rau muống nấu canh nghêu thường chỉ lấy phần cọng giòn và vài đọt non trên ngọn. Rau muống nhặt, rửa sạch để ráo nước và thái nhỏ. Đặt nồi lên bếp, phi thơm dầu rồi cho thịt nghêu vào xào hơi săn. Sau đó cho nước luộc nghêu đã lắng cặn vào nồi đun sôi, tiếp tục cho rau muống vào, nêm lại cho vừa ăn thì tắt bếp.


Vị ngọt của nghêu tơ hòa cùng cái giòn, cái mát của rau muống khiến tô canh nghêu ăn trong ngày nóng hợp không thể tả. Bữa cơm ngày hè, chỉ cần tô canh nghêu rau muống, thêm chén cà pháo muối xổi là đủ một bữa ngon giản dị, đậm đà rồi.
Theo Vnexpress

Độc đáo ẩm thực vùng cao

Gỏi cà đắng, cơm lam, nộm bắp chuối rừng... là những món ăn độc đáo trong những bữa cơm hàng ngày của người đồng bào vùng cao. Quả là phong phú đúng không bạn?


1. Gỏi cà đắng

Đây là món ăn ngon độc đáo của người dân tộc Ê đê ở Tây Nguyên, thành phần chính là quả cà đắng có màu xanh, lớn hơn quả cà pháo và cá khô. Chế biến món ăn ngon này rất đơn giản, chỉ cần rửa sạch quả cà còn tươi sống, có thể đập dập hoặc thái thành từng lát tùy theo ý thích. Sau đó ngâm vào nước giấm pha loãng để cà bớt đắng và giòn.


Vớt cà ra, cho vào một cái thố, cho cá cơm khô vào trộn đều với lá lốt thái nhỏ, nước mắm ớt tỏi. Ăn gỏi cà đắng vừa có vị đăng đắng của cà, cái mằn mặn của cá khô, vị cay của ớt cùng hương thơm thoang thoảng của lá lốt làm cho món ăn dân dã này trở nên độc đáo, lạ miệng.

2. Cơm lam

Cơm lam là món ăn quen thuộc của người dân tộc thiểu số, nó có mặt ở các tỉnh miền núi phía Bắc hay các tỉnh Tây Nguyên. Cơm lam là một món ăn đặc sản dùng để đãi khách phương xa, cũng là một món ăn không thể thiếu trong các dịp lễ hội.

Chế biến món ăn này đỏi hỏi sự khéo léo và tỉ mỉ. Gạo là nguyên liệu quan trọng, khi nấu cơm lam, người ta lựa chọn loại gạo đặc trưng của vùng núi, hạt nhỏ, thuôn dài, khi chín tỏa mùi thơm nức. Gạo vo sạch, cho vào ống nứa cùng ít nước, nén chặt nhưng không quá đầy, dùng lá chuối nút đầu nứa lại và đem nướng. Ống nứa dùng để nướng cơm phải là ống nứa tươi, hơi non để khi nướng, hương thơm của ống nứa tươi hòa quyện vào hương nếp mới tạo nên một hương vị rất riêng của cơm lam.


Người dân vùng cao thường ăn cơm lam với muối vừng, muối riềng cùng thịt heo rừng, thịt gà nướng trong ống nứa. Cơm lam chín dẻo, trắng trong và thơm ngon, ăn một miếng cơm lam chấm với muối vừng, thêm một lát thịt heo rừng nướng. Vị thơm thơm của vừng, cái đậm đà của thịt heo rừng nướng hòa quyện với hương thơm của cơm lam tạo nên một món ăn hấp dẫn mang thấm đẫm hương núi rừng làm say lòng người thưởng thức.

3. Nộm bắp chuối rừng
Bắp chuối rừng là thực phẩm rất quen thuộc của đồng bào dân tộc thiểu số ở các vùng núi cao xứ Quảng. Để chế biến món ăn ngon, người ta thường chỉ chọn những bắp chuối vừa ra hết buồng, vì khi đó bắp chuối giòn, có vị bùi lại không đắng khi ăn. Để làm món nộm, bắp chuối được bào thành từng sợi mỏng, ngâm trong nước có pha chanh cho trắng và loại bớt mủ.

Trộn chung với bắp chuối là tôm, thịt heo thái nhỏ. Cho tất cả các nguyên liệu đó vào chiếc thố lớn, trộn thật đều với nước mắm chanh tỏi ớt, thêm ít đậu phộng rang, hành ngò thái nhỏ cho món ăn dậy mùi thơm. Nộm bắp chuối rừng là món ăn thanh mát, với hương vị thơm ngon mà bạn không thể bỏ qua trong những ngày trời nắng nóng.

Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2013

Bún gà của xứ Kim Chi

Ở Việt Nam, có rất nhiều món bún được chế biến cùng với thịt gà như: bún gà, bún gà xào xả ớt, bún thang, bún bò Huế với thịt gà…vậy món bún gà của Hàn Quốc có gì đặc sắc? Hãy cùng amthuc365 khám phá nhé!


Bún với nước dùng được chế biến từ thịt gà rất ngọt và thơm.
Một bát bún gà thông thường của Việt Nam
 
 
Còn đây là món bún gà Hàn Quốc. Bạn thấy món nào hấp dẫn hơn?
Với món bún gà Hàn Quốc, nước dùng được chế biến khá lâu: cho gà và đổ nước vào nồi, bật lửa to, đun sôi, hớt bọt bẩn nổi ở phía trên, đun thêm khoảng 20 phút nữa rồi thả hương liệu vào, vặn bớt lửa xuống, đun thêm 40 phút nữa sau đó vớt gà ra, để nguội chỗ nước dùng, đem lọc qua vải để có được nồi nước dùng trong, nêm mắm muối. Việc thả hương liệu (tỏi, gừng) vào lúc đun nước dùng có tác dụng khử mùi đấy nhé! Công thức này khá là tương đồng với bún gà của người Việt đúng không?

Nước dùng của món bún gà Hàn Quốc được chế biến khá lâu
 
Ở Việt Nam, có rất nhiều món bún được chế biến cùng với thịt gà như: bún gà, bún gà xào xả ớt, bún thang, bún bò Huế với thịt gà… Cũng từ thịt gà, rất nhiều món bún khác nhau được làm nên nhưng hương vị lưu giữ lâu nhất lại từ món bún gà thông thường. Món bún gà thông thường của người Việt dường như được chế biến đơn giản hơn cả. Bạn chỉ cần luộc thịt gà nguyên con lấy nước dùng, để vị nước thơm ngon nhất. Sau khi vớt thịt gà thì xắt miếng nhỏ vừa ăn, đặt vào tô đã có sẵn bún. Nước dùng được nêm nếm gia vị sao cho vừa với khẩu vị của người ăn. Tô bún gà của người Việt thường không thể thiếu một chút hành, hay lá chanh, chan nước dùng vào là có thể thưởng thức. Còn cầu kì hơn thì có bún thang, một món bún cầu kì từ cách chọn nguyên liệu cho đến cách nấu và cách thưởng thức.
Chuyển sang món bún gà của Hàn Quốc, món này được chế biến khá cầu kì, sau khi ninh nước dùng, thịt gà thường được xé theo chiều dài 3cm, rộng và dày 0,5 cm rồi nêm gia vị, trộn đều cho ngấm. Bún gà Hàn Quốc không thể thiếu đi bí xanh, nấm và trứng. Bí ngòi được cắt  thành từng khúc rồi đem thái chỉ, sau đó bóp muối, vắt nước. Nấm cũng được rửa sạch, bỏ phần rốn, và thái chỉ mỏng. Lòng trắng trứng và lòng đỏ được đánh riêng cho nổi bọt, sau đó tráng mỏng, thái chỉ dài 3cm, rộng 0,3 cm. Bún được cho vào nước đang đun sôi, rồi vớt ra xối qua nước lạnh và để ráo nước. Bí xanh và nấm được xào chín. Sau đó, bày bún vào tô, xếp thịt gà, nấm, bí và trứng lên trên, chan nước dùng, thế là đã có món bún gà Hàn Quốc ngon tuyệt rồi!
Thế nhưng, mặc dù về cách chế biến, món bún gà Hàn Quốc và món bún gà Việt Nam có khá nhiều nét giống nhau, tên gọi giống nhau, nhưng trên thực tế, lại khác nhau rất nhiều. Bún gà Hàn Quốc có tên là 닭국수, trong đó 닭 có nghĩa là gà, trong tiếng hàn 닭고기 có nghĩa là thịt gà, 국수 có nghĩa là bún. Dịch ra là như vậy, nhưng 국수 của Hàn Quốc lại khác với bún của Việt Nam về cơ bản. Bún của Hàn Quốc được chế biến từ bột mì, còn bún của Việt Nam lại được chế biến từ tinh bột gạo tẻ, tạo sợi qua khuôn và được luộc chín qua nước sôi. Sự khác nhau này đã dẫn tới tất cả những khác nhau còn lại, vị của bún Hàn Quốc cũng rất khác với vị của bún Việt Nam. Đối với những người Hàn Quốc, họ quen với vị của bún, món ăn này có sợi to, dai và nhiều bột hơn so với bún của Việt Nam, có lẽ là vị của nó gần giống với vị của mì hơn là giống với bún Việt. Thêm vào đó, bún của nước mình lại nổi bật hơn bởi vị của nó rất thanh, mát, sợi bún mềm và rất dễ ăn. Nếu bạn đi vào một nhà hàng Hàn Quốc để thưởng thức bún, bạn sẽ phải bỏ ra một khoản tiền tầm 100k - 120k/ bát. Còn đối với bún Việt Nam, chỉ từ 15k - 25k là bạn đã có thể ăn no thỏa thích nhỉ? Vì giá của món bún gà Hàn Quốc có phần hơi mắc, nên chúng mình cũng hoàn toàn có thể tự chế biến món bún này ngay tại nhà đấy. Nguyên liệu đa phần không quá khó kiếm, bạn có thể tìm thấy bún Hàn Quốc ở các cửa hàng thực phẩm, hay siêu thị Hàn Quốc ở Việt Nam, thế là đã tự làm cho mình một bát bún gà Hàn Quốc ngon tuyệt rồi!

Bánh bí ngòi chiên

Bánh vị ngọt rau củ, ăn cảm giác nhẹ, mát, giúp tinh thần sảng khoái và không bị béo


Nguyên liệu:
  • 1 chén bột mỳ
  • 1 chén nước
  • 1 quả trứng
  • 1 quả bí ngòi
  • 1 quả ớt cay
  • 1 thìa muối
  • 3 thìa xì dầu và 1 thìa dấm thơm
Cách làm:
  1.  Bí ngòi rửa sạch thái sợi, hành tây thái hạt lựu, ớt thái nhỏ (nếu bạn định làm cho cả trẻ nhỏ ăn thì nên thay ớt cay bằng ớt chuông).
  2. Cho 1 chén nước, 1 chén bột mỳ, 1 quả trứng, ½ thìa muối vào một cái âu, trộn thật đều
  3. Cho phần bí và hành vào âu bột đặc. Trộn đều.
    Đặt chảo lên bếp, cho một chút xíu dầu ăn láng mặt chảo, đun nóng. Dùng thìa cho hỗn hợp bí bột vào chảo nóng. Cố gắng làm cho từng miếng bánh thật tròn sẽ đẹp mắt hơn.
  4. Rán bánh đến khi chín vàng một mặt thì lật mặt kia rán chín nốt. Làm như vậy đến hết chỗ bí và bột đã trộn.
  5. Chiếc bánh vừa chín tới, màu sắc dịu mát hấp dẫn.
  6. Bạn cũng có thể cho hỗn hợp bột và bí dàn đều trên mặt chảo, rán thành miếng bánh to rồi sau đó cắt ra ăn cũng được.
  7. Phần nước chấm: Pha xì dầu với dấm, thêm ớt tươi cay cay sẽ ngon hơn.
Rán bánh dầy hơn và bao nhiều bột, bánh sẽ giòn bên ngoài, mềm bên trong rất ngon
Lót vài chiếc lá xà lách xanh non và đặt những chiếc bánh thơm ngon lên trên, bạn mang đi làm và bọn trẻ mang đi học. Đây chính là bữa ăn nhẹ giữa giờ rất tốt cho sức khỏe.

Thứ Tư, 15 tháng 5, 2013

Rau muống xào tỏi

Rau muống giòn, xào cùng với tỏi dậy mùi thơm, chỉ mất 15 phút là bạn đã có đĩa rau muống xào tỏi thơm ngon dành cho gia đình.
Nguyên liệu:

- 1 bó rau muống
- 3- 4 tép tỏi lớn
- Muối, hạt nêm, dầu ăn
- Chanh (tùy ý thích).
Cách làm:
Bước 1:
- Rau muống ngắt thành từng đoạn ngắn, bỏ bớt cọng già, giữ lấy cọng non. Nếu thích ăn nhiều cọng thì bạn bỏ bớt lá, giữ lại cọng non.
Bước 2:
- Tỏi bóc vỏ, giã thô.
Bước 3:
- Đun nóng ba thìa nhỏ dầu ăn, phi một nửa tỏi thơm đến khi tỏi xém vàng.
Bước 4:
- Nhanh tay đổ rau muống vào xào cùng, xào nhanh tay lửa lớn để rau vẫn giữ được màu xanh và giòn.
Bước 5:
- Nêm vào một thìa nhỏ muối, nửa thìa nhỏ hạt nêm, cùng với nửa phần tỏi còn lại, đảo đều.
Bước 6:
- Sau khi rau đã chín, đổ ra đĩa, vắt vào rau vài giọt chanh, trộn đều lên.